RSM Việt Nam trân trọng kính gửi quý khách hàng bản tin báo cáo IFRS: Đánh giá tính trọng yếu khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Trong nội dung này chúng tôi sẽ mang đến cho bạn:
Sự thay đổi giữa khái niệm trọng yếu theo bản sửa đổi chuẩn mực - IAS 01
Quy trình đánh giá tính trọng yếu - Practice Statement 2 Making Materiality
Kết luận
Tính trọng yếu đóng một vai trò quan trọng khi lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC), do đó việc áp dụng không phù hợp khái niệm trọng yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc trình bày quá nhiều thông tin không trọng yếu trênBCTC. Nhằm hỗ trợ nhà quản lý, một số bản sửa đổi về chuẩn mực và hướng dẫn để xác định tính trọng yếu phù hợp ra đời, giúp trình bày thông tin tài chính hữu ích hơn cho người đọc BCTC
Giới thiệu
Ngày 14/9/2017, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) đã ban hành Practice Statement 2 Making Materiality. Practice Statement: • Hướng dẫn về quy trình đánh giá tính trọng yếu • Không phải là tài liệu bắt buộc • Các doanh nghiệp được phép áp dụng cho BCTC được lập sau ngày 14/9/2017 Bên cạnh đó, vào tháng 12/2018, IASB đã công bố bản sửa đổi phạm vi thu hẹp đối với Chuẩn mực IAS 01 - Trình bày BCTC. • Làm rõ thêm về khái niệm “trọng yếu” • Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 (Các doanh nghiệp có thể áp dụng sớm hơn).
Sự thay đổi khái niệm trọng yếu theo bản sửa đổi chuẩn mực – IAS 01
Định nghĩa mới Thông tin được xem là trọng yếu nếu sự sai sót, bỏ sót hoặc không rõ ràng của thông tin đó, khi xem xét ở mức độ hợp lý, có thể ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng chính BCTC. Định nghĩa cũ Thông tin được xem là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó, khi xét riêng lẻ và tổng hợp lại có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Sự khác biệt Thông tin được xem là trọng yếu.
Quy trình đánh giá tính trọng yếu – Practice statement 2 making materiality
Kết luận
Practice Statement 2 cung cấp cho các doanh nghiệp những hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về quy trình đánh giá tính trọng yếu khi lựa chọn thông tin phù hợp để thuyết minh trên BCTC • Bản sửa đổi IAS 01 cùng với hướng dẫn mới Practice Statement 2 làm rõ định nghĩa trọng yếu và làm chuẩn mực IFRSs nhất quán hơn, sẽ giúp cho các doanh nghiệp cung cấp thuyết minh về các chính sách kế toán thật sự hữu ích cho người người sử dụng BCTC trên góc độ tính trọng yếu.
Comments