Thỏa thuận mua lại là một loại giao dịch thường gặp trong thực tế giữa các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, VAS chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với loại giao dịch này. Chuẩn mực
IFRS 15 (thay thế cho IAS 18 và IAS 11) đã cung cấp một mô hình ghi nhận doanh thu cho
loại hợp đồng “Thỏa thuận mua lại” và được hướng dẫn một cách cụ thể trong chuẩn mực
Thỏa thuận mua lại là gì?
Thỏa thuận mua lại là một hợp đồng trong đó đơn vị bán một tài sản đồng thời cam kết hoặc có quyền chọn (trong cùng hợp đồng hoặc trong một hợp đồng khác) để mua lại tài sản đó. Tài sản được mua lại có thể là tài sản được bán ban đầu cho khách hàng, một tài sản tương tự với tài sản đó, hoặc là một bộ phận của tài sản đã được bán trong giao dịch ban đầu.
Các dạng thỏa thuận mua lại
Công ty có nghĩa vụ mua lại hàng hóa, tài sản đã bán (một hợp đồng kỳ hạn)
Công ty có quyền mua lại tài sản đã bán (quyền chọn mua)
Công ty phải mua lại tài sản khi khách hàng yêu cầu (quyền chọn bán)
Cách xử lý kế toán theo dạng thỏa thuận
Trong hai dạng thỏa thuận này, theo IFRS 15 bên bán vẫn nắm quyền kiểm soát đối với hàng hóa, tài sản. ⇒ Không thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanh thu Do đó, doanh nghiệp phải ghi nhận cho hai dạng hợp đồng này như một trong hai giao dịch dưới đây: • Là một hợp đồng cho thuê tài sản theo IFRS 16 nếu giá mua lại thấp hơn giá bán ban đầu của tài sản; • Là một thỏa thuận hỗ trợ tài chính nếu giá mua lại lớn hơn hoặc bằng giá bán ban đầu của tài sản.
Quyền chọn mua
TH 1: Giá mua lại < Giá bán ban đầu
Ngay tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, công ty phải xem xét liệu khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế (*) để thực hiện quyền đó hay không • Nếu nhận thấy khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền đó => Kế toán thỏa thuận này như hợp đồng thuê tài sản theo IFRS 16 • Nếu khách hàng không có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền của mình => Kế toán thỏa thuận này như giao dịch bán hàng có quyền trả lại. (*) Để xác định liệu khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền của mình hay không, đơn vị phải xem xét nhiều yếu tố, bao gồm mối quan hệ giữa giá mua lại với giá trị thị trường dự kiến của tài sản tại ngày mua lại và khoảng thời gian cho đến khi quyền đó hết hạn. Ví dụ, nếu giá mua lại được dự kiến là cao hơn đáng kể so với giá trị thị trường của tài sản, thì điều này có thể chỉ ra rằng khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền chọn bán
TH 2: Giá mua lại > giá bán ban đầu
Ngay tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, công ty phải xem xét đến giá trị thị trường dự kiến của tài sản và liệu khách hàng có động lực đáng kể về mặt kinh tế để thực hiện quyền đó hay không • Nếu giá mua lại lớn hơn giá trị thị trường dự kiến của tài sản => Kế toán thỏa thuận như một giao dịch hỗ trợ tài chính.
Comentarios