top of page
huyentran23

Doanh nghiệp của bạn có cần kiểm toán báo cáo tài chính?

Kiểm toán báo cáo tài chính đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Mặc dù kiểm toán có thể tốn kém và mất thời gian, nhưng đây lại là một việc quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nằm trong danh sách đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Doanh nghiệp của bạn có cần kiểm toán báo cáo tài chính?”


Nội dung chính:

kiem-toan-bao-cao-tai-chinh
Kiểm toán báo cáo tài chính đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay

1. Những doanh nghiệp nào phải kiểm toán báo cáo tài chính?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập thì các doanh nghiệp, tổ chức mà báo cáo tài chính hàng năm bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán bao gồm:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

  • Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

  • Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

  • Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

  • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

  • Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 10 Luật Kiểm toán độc lập “Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính”.

2. Quy định xử phạt vi phạm hành chính với đơn vị không thực hiện kiểm toán

Để các quy định pháp luật hiện hành nói trên được thực hiện nghiêm minh, Bộ Tài chính đã triển khai các biện pháp sau:

  • Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, trong đó có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

  • Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, theo đó có kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính.

3. Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ được doanh nghiệp ký hợp đồng với một công ty kiểm toán (bên thứ ba) để kiểm tra hồ sơ tài chính và các giao dịch của doanh nghiệp, từ đó giúp ngăn ngừa sự xung đột lợi ích và đảm bảo tính minh bạch của cuộc kiểm toán. Các kiểm toán viên sẽ đưa ra những ý kiến độc lập dựa theo chuyên môn của mình nên sẽ đảm bảo được tính chính xác và tin cậy.


Kiểm toán viên thường có trách nhiệm:

  • Kiểm tra báo cáo tài chính và dữ liệu liên quan

  • Phân tích quy trình và hoạt động kinh doanh

  • Đánh giá tài sản của công ty để xem xét sự suy giảm và định giá thích hợp

  • Xác định nghĩa vụ thuế

  • Đảm bảo tuân thủ luật thuế

kiem-toan-bao-cao-tai-chinh
Kiểm toán BCTC là dịch vụ được doanh nghiệp ký hợp đồng với một công ty kiểm toán

Báo cáo kiểm toán độc lập là Báo cáo kiểm toán là báo cáo trong đó có trang ý kiến kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến của Kiểm toán viên về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính và những nội dung khác theo Hợp đồng kiểm toán dựa trên Chuẩn mực Kiểm toám, Kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.


4. Khi nào doanh nghiệp cần nghĩ tới kiểm toán báo cáo tài chính?

Ngoài các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp nên bắt đầu một cuộc kiểm toán độc lập khi:

  • Nhà đầu tư hoặc ngân hàng yêu cầu.

  • Doanh nghiệp của bạn đạt doanh thu từ một đến hai triệu USD (Mặc dù ban đầu nhiều nhà đầu tư có thể không yêu cầu kiểm toán nhưng khi doanh thu công ty đạt đến mức 1-2 triệu USD, họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm toán)

  • Doanh nghiệp quyết định hoặc cần huy động vốn

  • Bạn dự tính về việc bán công ty

Nếu dự định kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020 hoặc 2021, doanh nghiệp nên làm việc với một công ty kiểm toán ngay bây giờ. Doanh nghiệp cần có thời gian để cung cấp đầu đủ những thông tin cần thiết cũng như giúp công ty kiểm toán hiểu được các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp.


5. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc kiểm toán?

Doanh nghiệp càng có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì cuộc kiểm toán lại càng nhanh chóng và suôn sẻ. Trên thực tế, việc chuẩn bị bắt đầu từ trước cuộc kiểm toán thực tế và có liên quan rất nhiều đến cách doanh nghiệp của bạn xử lý tài chính ngay từ đầu. Sau đây là các bước chuẩn bị cho mọt cuộc kiểm toán:


Thực hiện quy trình chặt chẽ hàng tháng: Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng tất cả các giao dịch, khoản mục bút toán và báo cáo tài chính được ghi lại một cách chính xác và kịp thời.

Làm việc với một chuyên gia tài chính có kinh nghiệm để được hướng dẫn và tư vấn: Cách hiệu quả nhất để lập kế hoạch, tổ chức và giải quyết vấn đề tài chính của bạn chính là tìm được người cố vấn chuyên nghiệp.

Chọn người có kinh nghiệm với việc kiểm toán: Trong nhiều trường hợp, đây sẽ là giám đốc tài chính (CFO) của công ty. Giám đốc tài chính (CFO) sẽ là người phối hợp với nhóm kiểm toán để hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết cũng như giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.

Tổng hợp tất cả thông tin, tài liệu và dữ liệu có liên quan: Một cuộc kiểm toán thông thường sẽ cần những thông tin sau:

  • Các giao dịch chính

  • Xác nhận các tài sản lớn (tức là tiền mặt, các khoản phải thu, v.v.)

  • Chứng từ vốn chủ sở hữu

  • Tài liệu công ty

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ

  • Phân loại chi phí

6. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại RSM Việt Nam

Với sự nhạy bén về kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế và kiến thức ngành chuyên sâu cùng cam kết cao nhất về chất lượng và sự xuất sắc, đội ngũ chuyên gia của RSM Việt Nam đã thực hiện kiểm toán cho hơn 1,000 khách hàng bao gồm các công ty tư nhân và tập đoàn kinh tế Nhà nước.


Tự hào là một trong những nhà tư vấn hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp khách hàng đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng và trao cho khách hàng sức mạnh để tiến tới tương lai một cách đầy tự tin.


Các dịch vụ đảm bảo khác

Bên cạnh dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đảm bảo khác phù hợp với nhu cầu báo cáo cụ thể của khách hàng, bao gồm:

  • Dịch vụ rà soát theo các thủ tục thỏa thuận trước;

  • Dịch vụ kiểm toán điều tra;

  • Dịch vụ rà soát tính tuân thủ SOX, JSOX;

  • Dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định;

  • Dịch vụ kiểm toán các dự án NGO.


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:






45 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page